Có một thứ bóng đá mà giờ đây đội nào cũng khiếp sợ mang cái tên giản dị là Tiqui-Taca.
Nói một chút chiến thuật: Tiqui-Taca là lối chơi kết hợp giữa “chuyền” (Tiqui) và “chạy” (Taca). Những đường chuyền của Tiqui-Taca đa phần ở cự lit rung bình-ngắn và tần số di chuyển không bóng của cầu thủ ở mức cao. Cơ bản hai yếu tố này đan xen với nhau, làm cho đội chơi Tiqui-Taca luôn kiểm soát được bóng và có cơ hội xuyên phá hàng phòng ngự đối phương. Để chơi được như vậy, ngoài khả năng phòng ngự siêu việt, cầu thủ cần thể lực dẻo dai, khả năng chạy liên tục, trung bình hơn 10km mỗi trận.
Còn tại sao gọi là Tiqui-Taca thì nhiều cách giải thích, người thì nói là như “nhịp con lắc đồng hồ”, sang đến Việt Nam được ví với hình ảnh “đập nhả tí tách” (!?). Đội bóng Barcelona đang được cho là vận hành chuẩn nhất lối chơi này khi có các nhân tố như Messi, Xavi, Iniesta….
Tuyển Việt Nam chưa đáp ứng được kì vọng của người hâm mộ
Túm lại, Tiqui-Taca là cứ chuyền ban cho đối phương rối cả mắt, chẳng biết đường nào mà lần. Đội tuyển Việt Nam cũng từng được học lối đá này, thời HLV Calisto và cả thời HLV Phan Thanh Hùng. Học để theo, còn học được không lại là chuyện khác.
Nhưng có một điều lạ là khi các cầu thủ dưới sân không triển khai được Tiqui-Taca thì người ta thấy các nhà quản lý bóng đá, ban huấn luyện, thậm chí giới truyền thông thực hiện “ban chuyền”, “chạy không bóng”, “đập nhả tí tách”… tưng bừng.
Sau trận hòa Myanmar, ban huấn luyện nói không chơi tốt là do trời mưa. Trận sau thua Philippines thì nói “thua vì lí do chuyên môn”. Ông chủ tịch VFF bức xúc lên tiếng, đại ý “đội bóng chơi không tốt vì CĐV Việt Nam mê bóng đá quá nên sức ép từ người hâm mộ rất lớn”. Nói thế hóa ra “yêu và cổ vũ bóng đá là một cái tội?” hay “Nguyên nhân khiến đội tuyển Việt Nam chơi không tốt là do CĐV”.