Trang chủ > Bóng đá > Chuyên nghiệp kiểu bóng đá Việt Nam

Chuyên nghiệp kiểu bóng đá Việt Nam

  • 09/12/2012 14:42 |
  • Việt Nam

Cuối cùng, mùa giải 2013 vẫn diễn ra, cái xác mang danh chuyên nghiệp nhưng cái hồn là phong trào.Vẫn là làm bóng đá kiểu đối phó. Đây là thời khắc thấm thía nhất những ảo tưởng của nhiều người về một giải chuyên nghiệp số một Đông Nam Á.

Mùa giải 2011, VFF tuyên bố sẽ chính thức “cắt đuôi” quá độ, để tiến lên chuyên nghiệp một cách đàng hoàng, sau 10 năm thử nghiệm. Trớ trêu, đúng cái cột mốc đó, cũng là lúc bóng đá chuyên nghiệp rơi vào khủng hoảng dây chuyền, bắt đầu là sự cố trọng tài, khiến HP.HN bỏ cuộc, để rồi đổ vỡ trên diện rộng như hiện nay.

12 năm, nếu đi đúng lộ trình, với vật chất đầu tư khổng lồ như thế, bóng đá chuyên nghiệp nước nhà đã làm được nhiều việc. Thậm chí, có thể xây dựng được những nền tảng căn bản, để đưa bóng đá chuyên nghiệp vào quỹ đạo, nghĩ tới việc sinh lãi.

2
CĐV Hải Phòng mang quan tài bằng giấy vào sân Lạch Tray ở mùa bóng 2012 để biểu thị “cái chết” của đội bóng V.Hải Phòng ở V-League 2012, nhưng ở mùa bóng tới V.HP vẫn sẽ hiện diện ở V-League dưới cái xác của K.KH

Vậy mà, mọi chuyện càng trở nên tồi tệ. Tiền bạc chỉ vào túi một bộ phận tham gia bóng đá, còn khán giả và nền bóng đá thì toàn nhận chén đắng. Giờ đây, không biết nên gọi bóng đá chuyên nghiệp kiểu ta thế nào: phong trào, bán chuyên nghiệp, quá độ chuyên nghiệp hay là…?!

Bởi, một giải chuyên nghiệp nhưng không có đội rớt hạng thì lấy đâu ra động lực để các đội thi đấu? 10 tỷ đồng cho đội vô địch sẽ tạo ra động lực ư? Số tiền đó giờ có vẻ quý, nhưng chẳng là cái gì với một đội bóng với hơn 20 cầu thủ. Lâu nay, tiền vô địch V-League mà VFF trao chỉ là cái danh. Thực tế, các đội không bao giờ nghĩ vô địch để nhận số tiền mang tính tượng trưng đó.