Tuần vừa rồi, làng bóng đá nội khá ầm ĩ với vụ tranh chấp hợp đồng giữa Chí Công, Đình Đức với câu lạc bộ chủ quản Becamex Bình Dương (Công ty cổ phần thể thao - bóng đá Bình Dương). Nó có thể sẽ là một vụ án dân sự, khi đôi ba bên đã thống nhất lôi nhau ra tòa, chuyện đúng là xưa nay hiếm. “Vô phước đáo tụng đình”, nhưng cũng từ đây, chuyện thâm cung bí sử trong thế giới bóng đá nội sẽ được hé lộ.
“Phí chuyển nhượng” hay “tiền lót tay”?
Lâu nay, làng bóng đá xứ sở vẫn âm ỉ câu chuyện về khoản “lót tay” mà các cầu thủ hay huấn luyện viên được hưởng, sau khi đặt bút ký hợp đồng với một đội bóng nào đó. Nó được quy định trong bản phụ lục hợp đồng lao động, gọi nôm na là “thỏa thuận cam kết” (dành cho cầu thủ chuyên nghiệp). Thường bản thỏa thuận cam kết được soạn làm ba bản, trong đó câu lạc bộ giữ hai, cầu thủ giữ một. Vì lý do tế nhị, sự thống nhất bằng giấy tờ (hoặc miệng) này, đôi bên không được phép tiết lộ ra ngoài, ngay cả khi tranh chấp nổ ra.
![]() |
Chí Công (phải) và Đình Đức đang lăm le đưa Becamex Bình Dương ra tòa |
Trước đây, khi Vicem Hải Phòng hé lộ những bản hợp đồng tiền tỉ của các cầu thủ, công nhân các nhà máy thuộc công ty này đã mang nha một cuộc đình công vì chậm lương, thưởng.
Trở lại với câu chuyện chuyển nhượng của bóng đá thời kim tiền, bản thân nó đã là một loại quái thai của xã hội: Không có ngành nghề nào lại kiếm tiền dễ và nhiều như bóng đá, trong khoảng mười năm qua. Người ta đã so sánh anh bác sĩ phải học đến 18 năm (12 năm bậc phổ thông và ít nhất sáu năm đại học), cũng không thể kiếm được đồng lương vài chục triệu đồng/tháng, như với cầu thủ loại B. Điều đáng nói ở đây là, “phí chuyển nhượng” hay vẫn gọi nôm na là “tiền lót tay” cho một bản hợp đồng cầu thủ chuyên nghiệp, tại sao lại cao thế, khi bản thân cầu thủ vẫn nhận lương và thưởng như bao người lao động khác?!