Khi chuyên gia Guillaume Graechen đến Việt Nam cùng sự ra đời của lò HAGL JMG đã tạo một niềm hy vọng lớn lao cho NHM BĐVN. Người ta hy vọng những cậu bé được ông “Giôm” dạy dỗ từ khi 9, 10 tuổi sẽ có kỹ năng chơi bóng như những cầu thủ ở châu Âu. Và sau 7 năm khổ luyện, lứa “gà nòi” của bầu Đức đã chính thức ra mắt vào năm 2013 và ngay lập tức tạo được tiếng vang lớn. Từ giải U19 Đông Nam Á 2013 cho tới giải U19 châu Á 2014, kể cả những giải giao hữu thì những Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường đều đem lại cảm xúc bất tận dành cho NHM.
Miura hay Graechen mới thực sự là nhân tố còn thiếu của BĐVN? |
Nếu như ông Graechen là đại diện của cách làm bóng đá trẻ thì ngược lại HLV Miura lại là đại diện cho tính trường phái có tính chất định hướng. Dù chỉ sang Việt Nam khoảng 6 tháng nhưng chiến lược gia người Nhật đã xây dựng được 1 lối chơi mang tính hệ thống cao cho các ĐTVN. Từ đội U23 cho tới ĐTQG đều đã thể hiện được một lối chơi nhanh, gắn kết, đơn giản nhưng lại đem lại ít nhiều sự hiệu quả. Tuy nhiên điều khiến HLV Miura được lòng mọi lãnh đạo, mọi chuyên gia và toàn bộ khán giả BĐVN chính là lối chơi phù hợp với tố chất của cầu thủ Việt.